logo_medoo_1700207049071.png
EdTech là gì? Top 7 xu hướng công nghệ giáo dục năm 2024

Monday, 18/03/2024 (GMT+07:00)

EdTech và tác động của EdTech

 

EdTech là gì?

 

EdTech là viết tắt của "Educational Technology", đề cập đến việc áp dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Hỗ trợ quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. EdTech gồm cả phần cứng, lẫn phần mềm được thiết kế để cải thiện chất lượng giảng dạy và kết quả học tập.

 

Giáo dục trực tuyến toàn cầu phát triển ngay cả khi đại dịch chưa xuất hiện. Theo thống kê từ Inside Higher Ed, mỗi sinh viên đại học đăng ký tham gia ít nhất một lớp học trực tuyến, và con số từ mức 33,1% tăng lên 34,7% vào năm 2017.

 

Ngay cả trong bối cảnh hậu COVID, EdTech cũng trở nên phát triển mạnh mẽ, được tích hợp nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Theo NCES (Trung tâm quốc gia giáo dục thống kê), năm 2021, khoảng 9,4 triệu sinh viên (chiếm 61% tổng số sinh viên đại học), đã đăng ký ít nhất một khóa học giáo dục từ xa. Có đến hơn 4,4 triệu sinh viên (chiếm 28%) chỉ tham gia các khóa học giáo dục từ xa. 

 

Xu hướng gia tăng sử dụng cùng với tiềm năng phát triển không ngừng của EdTech, hứa hẹn mở ra một tương lai sáng cho hệ thống giáo dục toàn cầu, tiến xa hơn trong việc đáp ứng nhu cầu học tập và định hình tương lai của giáo dục.

 

Thị trường EdTech hiện nay

 

Thị trường công nghệ giáo dục toàn cầu đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng đáng chú ý. Theo báo SNS Insider, mức tăng dự kiến sẽ ​​từ 133,55 tỷ USD năm 2023 lên mức kinh ngạc 433,17 tỷ USD năm 2030. Phản ánh tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) mạnh mẽ là 18,3%. Sự tăng trưởng này biểu thị những cơ hội to lớn nằm trong lĩnh vực giáo dục ngày nay.

 

Thị trường ngành công nghệ giáo dục tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, được Chính phủ ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đầu tư giáo dục của đất nước. Mục tiêu đạt 90% phạm vi đào tạo trực tuyến cho các trường đại học và 80% cho các trường trung học và cơ sở dạy nghề vào năm 2030, nhắm tới sự chuẩn bị cho lực lượng lao động có kỹ năng cao và thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực.

 

Tác động của EdTech tới việc học

 

  • Đối với học sinh

EdTech đóng vai trò then chốt trong việc định hình tương lai giáo dục cho học sinh. Phá vỡ những rào cản địa lý và cho phép học sinh tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao. Đồng thời, đặt học sinh vào vị trí trung tâm, trao quyền tự quản lý quá trình học tập, lựa chọn phương pháp học riêng mình.

 

  • Đối với giáo viên

EdTech mang đến lợi ích to lớn cho giáo viên nhờ cung cấp công cụ hỗ trợ đáng kể việc giảng dạy giúp việc truyền tải kiến thức được sinh động và hấp dẫn hơn. Nhờ đấy mà tăng tập trung giảng dạy và hỗ trợ học sinh tốt hơn.

 

  • Đối với doanh nghiệp

EdTech giúp nâng cao hiệu quả đào tạo thông qua cá nhân hóa chương trình học, cung cấp các chương trình đào tạo chuyên môn và kỹ năng mềm. Xây dựng thói quen học tập mọi nơi, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí, nguồn lực, thời gian đào tạo. Hình thức tiếp cận kiến thức doanh nghiệp đối với nhân viên cũng vô cùng dễ dàng.

 

  • Đối với ngành giáo dục

EdTech đóng vai trò quan trọng định hình tương lai giáo dục, giúp cá nhân hóa học tập, mở rộng cơ hội tiếp cận, nâng cao chất lượng giáo dục. EdTech còn giúp ngành giáo dục thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Như việc các trường học chuyển sang dạy học trực tuyến trong trường hợp xảy ra dịch bệnh hoặc thiên tai.

 

Các xu hướng EdTech nổi bật năm 2024

 

1. Công nghệ VR và AR

 

Công nghệ Thực tế ảo (VR) Thực tế tăng cường (AR) là những công cụ hứa hẹn nhất trong ứng dụng công nghệ vào giáo dục. 

 

  • VR (Virtual Reality) là ứng dụng công nghệ tích hợp cho các thiết bị công nghệ, điện tử hiện đại. Ví dụ điển hình như là: Google Cardboard, kính thông minh Samsung Gear VR, ứng dụng thiết kế website 3D,…
  • AR (Augmented Reality) là đột tiến công nghệ được tăng cường từ công nghệ VR. Trải nghiệm mô hình ảo trong không gian thực tế cực kì dễ dàng thông qua smartphone hoặc máy tính.

 

Ứng dụng công nghệ VR và AR trong giáo dục chính là cuộc cách mạng hóa phương pháp học và cách tiếp cận, tiếp thu tài liệu khóa học của học viên. Một trong những lợi ích chính của VR và AR là khả năng cung cấp cho học viên trải nghiệm học tập tương tác bằng mô phỏng các tình huống thực tế. Cho phép học sinh thực hành các kỹ năng và tránh được nguy hại trong môi trường được kiểm soát.

 

2. Mô hình học tập tích hợp - Hybrid Learning

 

Mô hình học tập kết hợp (Hybrid Learning) là mô hình công nghệ giáo dục kết hợp giữa học trực tuyến và trực tiếp. Trong khi hạn chế của mô hình đào tạo trực tuyến là khiến chúng ta ít được tương tác đi. Mô hình truyền thống lại khiến việc phải đến lớp quá nhiều buổi. Hybrid learning sẽ là “best choice" giúp bạn giảm thiểu di chuyển tới lớp học trực tiếp mà vẫn đảm bảo lượng kiến thức yêu cầu.

 

Đề cao sự kinh hoạt việc học, Hybrid learning cho phép bài giảng không đồng bộ với một giáo viên. Ví dụ rằng học sinh có thể truy cập trực tuyến các bài giảng và các tài liệu khóa học khác. Đồng thời giáo viên có thể cung cấp phản hồi và trả lời các câu hỏi.

 

Medoo là một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng Hybrid Learning hiệu quả trong giáo dục. Medoo giúp nâng cao chất lượng giáo dục và mang đến trải nghiệm học tập tốt nhất cho học sinh. Mô hình này cung cấp các khoá học trực tuyến đa dạng đề tài:

  • Học sinh tham gia các bài giảng trực tuyến được ghi hình sẵn hoặc trực tiếp trên nền tảng Medoo.
  • Bài giảng bao gồm video bài giảng, bài giảng tương tác, bài tập và đánh giá.
  • Học sinh có thể học tập mọi lúc mọi nơi, theo tốc độ của riêng mình.

 

lms là gì?

Tìm hiểu thêm về hệ thống giảng dạy tiên tiến của Medoo

 

3. Học vi mô và học Nano (Micro-learning và Nano-learning)

 

Có một sự thật rằng khoảng thời gian chú ý của học sinh sẽ giảm khi học online. Việc duy trì mức độ chú ý của học sinh luôn là một thách thức. Bộ não con người chỉ có thể tập trung vào điều gì đó trong vài phút, bất kể chủ đề nào.

 

Vì vậy, khi nói đến các lớp học được vận hành bởi các bài giảng liên tục trong một môi trường ảo, nó có thể tạo ra một chút xao nhãng trong tâm trí của sinh viên. Vậy làm sao để giảng dạy các bài học với hiệu quả tối đa mà vẫn đảm bảo chúng dễ hiểu cho học sinh?

 

Một trong những câu trả lời dễ thuyết phục chúng ta nhất là học Nano (Nano-learning)

 

Nano Learning là một chương trình cho phép học viên truy cập vào một chủ đề nhất định trong khung thời gian từ 2-10 phút (đa số là 5 phút) thông qua các phương tiện điện tử và không hề có sự tương tác với người giáo viên trong thời gian thực. Mỗi học phần khoảng 5 phút bao gồm:

  • Hình ảnh/GIF
  • Khái niệm/Case Study
  • Bài tập/Câu hỏi
  • Phản hồi

 

Vì mục tiêu của Microlearning là cung cấp một kiến thức, kỹ năng trọn vẹn, còn Nanolearning nhắm vào truyền đạt một thông tin siêu cụ thể, chẳng hạn hướng dẫn thao tác, giải thích thuật ngữ... Bởi vậy, Microlearning có nội dung sâu hơn Nanolearning và được sử dụng như một khóa học độc lập (hoặc một phần của khóa học dài hơn), còn Nanolearning chủ yếu tồn tại như một phần nhỏ trong khóa học hoặc được đưa vào dưới dạng tài liệu bổ sung.

 

4. Cá nhân hoá việc học (Hyper-personalized Learning)

 

Siêu cá nhân hóa (Hyper-personalization) đang dần trở thành xu hướng trong giáo dục. Mang đến những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả học tập cho mỗi học sinh:

 

  • Cá nhân hóa trải nghiệm học tập. Tạo ra lộ trình học tập phù hợp với từng mưu cầu học tập của từng học sinh.
  • Tăng cường sự tương tác và thu hút. Học sinh hứng thú và tham gia tích cực hơn vào khoá học tự mình thiết lập.
  • Cải thiện hiệu quả học tập. Việc tiếp cận nội dung phù hợp giúp tiếp thu kiến thức tốt hơn và đạt kết quả cao hơn.
  • Phát hiện sớm những khó khăn. Hệ thống có thể phân tích dữ liệu học tập đảm bảo nhiệm vụ này. Để phát hiện sớm những học sinh đang gặp khó khăn và cung cấp hỗ trợ kịp thời.

 

5. Trò chơi hoá - Gamification

 

Gamification trong giáo dục không có gì mới. Gamification trong giáo dục có nghĩa là áp dụng các yếu tố thiết kế trò chơi vào môi trường giáo dục. Mục đích thường là làm cho việc học trở nên hấp dẫn hơn.

 

Sự ra đời của AI, big data, cloud, IoT, học tập trên thiết bị di động và VR đều có tiềm năng làm phong phú thêm việc học tập được ứng dụng vào trò chơi. Khuyến khích các phương pháp học tập dựa trên trò chơi ở trường học. Hơn nữa, gamification làm tăng cơ hội ứng dụng thực tế các khái niệm giáo dục. Bởi nó mang lại cho học sinh cơ hội sử dụng trí tưởng tượng của mình, giúp tăng hứng thú với quá trình học tập rất nhiều. Với phần giới thiệu chi tiết hơn về các ứng dụng thực tế của môn học, các phương pháp thực hành được ứng dụng vào trò chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy học sinh.

 

gamification-tro-choi-hoa-trong-giao-duc

 

6. AI trong giáo dục

 

Ngày nay, AI đang được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Hơn thế có rất nhiều lợi ích khi áp dụng AI trở thành công cụ giáo dục. Tăng hiệu quả từ việc tự động hóa các công việc thường ngày. Truy cập vào thông tin chi tiết về dữ liệu có giá trị. Giáo viên và quản trị viên có thể sử dụng IT để cải thiện chương trình giảng dạy hay cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân hóa hơn cho học sinh.

 

AI trong giáo dục có thể giúp tối đa hóa thời gian của giáo viên và hành chính với những người họ trực tiếp hỗ trợ, mang lại kết quả tốt hơn cho học sinh và hỗ trợ tốt hơn cho giáo viên, nhân viên, trường học và các bên liên quan.

 

7. Ứng dụng Blockchain trong giáo dục

 

Blockchain là cơ sở dữ liệu phân tán hoặc sổ cái được chia sẻ giữa các nút của mạng máy tính. Hiểu đơn giản, rằng blockchain là công nghệ cập nhật các thông tin vào sổ cái, cho phép việc truyền tải dữ liệu qua một hệ thống mã hóa bảo mật cực kỳ an toàn. 

 

Công nghệ Blockchain đã đem lại những cải tiến đột phá trong giáo dục bằng cách cung cấp hệ thống lưu trữ và chia sẻ hồ sơ học tập an toàn, minh bạch và chống giả mạo. Blockchain hoạt động dựa trên nguyên tắc mã hóa và tạo khối, đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho các giao dịch. Các ứng dụng tiềm năng của Blockchain trong giáo dục bao gồm quản lý hồ sơ học viên, cải tiến chương trình giảng dạy thông qua hợp đồng thông minh, cấp văn bằng điện tử an toàn và xác thực, liên thông dữ liệu giáo dục và thanh toán học phí dễ dàng thông qua tiền điện tử và blockchain. 

 

EdTech không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là một cơ hội để thúc đẩy sự tiến bộ và đổi mới trong hệ thống giáo dục toàn cầu.

 

Xu hướng công nghệ giáo dục năm 2024 dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với sự gia tăng của các nền tảng học trực tuyến, ứng dụng học tập di động, sử dụng trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo để tạo ra trải nghiệm học tập tương tác và sinh động hơn.


Hãy truy cập website https://medoo.io/vn/contact-us để cập nhật thêm xu hướng giáo dục toàn cầu!

Tin liên quan