Khoá học Python Excel dành cho người mới bắt đầu là khoá học trọn đời, các bạn có thể học bất kể thời gian nào. Với phương thức học là học qua các video có sẵn.
Mỗi video là 1 chủ đề cụ thể và chỉ ngắn khoảng 3 đến 8 phút sẽ giúp học viên dễ dàng học, dễ dàng tra cứu khi cần. Các bạn không cần phải học lần lượt mà các bạn sẽ ưu tiên học theo chủ đề mà mình đang cần trước.
Các bạn xem video bài học rồi làm theo, và có code mẫu để cho các bạn đối chiếu.
Phương pháp học là ưu tiên tạo ra thành quả trước nên thực hành rất nhiều và ít lý thuyết. Vì vậy trong khoảng thời gian ngắn các bạn sẽ làm được rất nhiều project, phần mềm, ứng dụng. Các bạn sẽ có ngay thành quả là phần mềm hay ứng dụng do chính các bạn viết ra.
Nội dung khoá học đa dạng, phong phú và đã được đội ngũ Cobra Team nghiên cứu chắt lọc kỹ càng.
Khoá học sẽ được update các video mới liên tục hàng tuần, hàng tháng. Các project, phần mềm, ứng dụng cho nhiều lĩnh vực ngành nghề.
Tóm tắt nội dung chính các chương:
Chương 1: Download và Cài đặt Python, VSCode:
Các bạn download và cài đặt Python vào máy tính. Các bạn chú ý xem hệ điều hành máy của mình là Mac OS hay Windows để cài đặt cho phù hợp nhé. Về trình biên dịch code IDE thì ở trong khoá học này mình dùng Visual Studio Code. Các bạn hoàn toàn có thể dùng các trình biên dịch code khác mà các bạn quen dùng. Ví dụ như: Anaconda, PyCharm, Spyder, Sublime Text, Atom… Trong khoá học này các bạn phải cài thư viện xlwings để tương tác với file Excel.
Ngoài ra khoá học còn sử dụng thêm 1 số thư viện khác nữa như pandas, numpy vì vậy các bạn chú ý cài đặt thêm vào máy tính nhé.
Chương 2: Bước đầu làm quen với lập trình Python:
Bước đầu các bạn còn khá bỡ ngỡ để viết những dòng code đầu tiên. Và cũng dễ mắc rất nhiều lỗi. Ví dụ như lỗi thụt lề khối code, lỗi đặt tên biến, đặt tên hàm số trùng với tên của từ khoá, lỗi viết sai chính tả, lỗi viết sai cú pháp… Vì vậy mình đã có những hướng dẫn và giải thích chi tiết để các bạn tránh được những lỗi như trên. Hơn nữa để code dễ đọc hơn thì các bạn phải thêm những phần ghi chú, chú thích vào Script Python. Hoặc khi thực thi khối code, với những dòng code nào các bạn chưa dùng đến thì các bạn phải comment lại (Tức là chuyển những dòng code đó về dạng ghi chú). Khi viết code các bạn nên chạy test thử liên tục để xem khối code của mình đã hoạt động tốt chưa, đã đúng ý đồ của mình chưa? Có phát sinh lỗi ở đâu không?
Chương 3: Làm việc với Workbook:
Ở chương này, các bạn bắt đầu viết code để tạo những workbook mới, đổi tên workbook, và lưu workbook lại. Cùng một lúc các bạn có thể làm việc với nhiều workbook khác nhau. Trong bài học có những lưu ý khi các bạn mở 1 workbook cùng thư mục với Script Python và mở workbook khác thư mục với Script Python. Đối với trường hợp workbook và Script Python khác thư mục thì các bạn phải dùng địa chỉ tuyệt đối cho workbook. Các bạn chú ý là các bạn phải để ký tự r (Viết tắt của raw) ở đằng trước địa chỉ tuyệt đối, nếu không sẽ xảy ra lỗi ở những ký tự gạch chéo trong phần đường dẫn.
Thêm nữa, để mở những workbook có password thì các bạn phải thêm thuộc tính password trong phương thức book nữa nhé.
Chương 4: Làm việc với Worksheet:
Sau chương học này các bạn sẽ thành thạo với các thao tác xử lý với worksheet. Ví dụ như: Các bạn phân biệt được worksheet hiện hành với các worksheet khác, các bạn biết cách kết nối với worksheet theo tên của sheet, hoặc kết nối với worksheet theo chỉ số index của sheet. Tiếp nữa các bạn sẽ biết cách tạo thêm những sheets mới, cách đổi tên sheets và cách xoá sheet, cách copy sheet, di chuyển sheet, cách ẩn hiện các sheet, cách chuyển các sheet sang định dạng file pdf.
Ngoài ra các bạn còn biết dùng vòng lặp For in để lấy hết danh sách các sheet. Các bạn biết về thế nào là kiểu dữ liệu dạng List danh sách. Cũng bạn cũng biết cách sử dụng hàm điều kiện if else kết hợp với các toán tử Python để kiểm tra các trường hợp.
Thêm nữa trong chương này, mình sẽ kết hợp script python với macro của VBA để tạo password cho sheet và mở sheet có password.
Chương 5: Import module trong Python:
Trong chương này các bạn sẽ tự viết được 1 số hàm số đơn giản trong Python. Các bạn sẽ cách sử dụng các hàm có 1 đối số Argument hay hàm nhiều đối số Argument. Các bạn có thể để giá trị mặc định cho đối số hoặc không. Và nếu không để giá trị mặc định cho đối số thì khi gọi hàm ra thì các bạn bắt buộc phải truyền giá trị cho đối số, nếu không thì hàm số sẽ báo lỗi.
Thêm nữa, các bạn sẽ tiếp tục hiểu được thế nào là kiểu dữ liệu Dictionary. Các bạn biết đến phương thức item để lấy những cặp giá trị key, value trong Dictionary. Trong bài học mình cũng đã giới thiệu đến các bạn một toán tử rất hay trong Python, đó là toán tử Splat. Với 1 ký hiệu ngôi sao trước 1 List danh sách thì nó sẽ đại diện cho hết các phần tử có trong List, còn với 2 ký hiệu ngôi sao trước 1 Dictionary thì nó sẽ đại diện hết các cặp key, value có trong Dict.
Đặc biệt các bạn sẽ biết đến nguyên tắc D.R.Y trong lập trình khi học về bài import module trong python. Các bạn có thể tự tạo ra những module script python cho riêng mình, sau đó mỗi khi cần dùng đến các bạn chỉ việc gọi ra để dùng.
Chương 6: Làm việc với bảng dữ liệu:
Ở trong chương này các bạn sẽ từng bước xây dựng lên được bảng dữ liệu mẫu. Bắt đầu với việc cài đặt Font chữ, kiểu chữ in đậm in nghiêng, rồi gộp ô, căn chỉnh Text. Và các bạn sẽ biết được cách gán 1 List danh sách vào Excel theo chiều dọc và theo chiều ngang.
Tiếp theo, các bạn sẽ học được cách tạo bảng dữ liệu với các giá trị hoàn toàn ngẫu nhiên. Và các bạn cũng biết cách để sao lưu, backup các bảng dữ liệu. Các bạn biết cách sử dụng thêm 3 thư viện trong Python là: Thư viện names để làm việc với tên riêng, thư viện random để tạo ra số ngẫu nhiên, thư viện datetime để làm việc về thời gian.
Chương 7: Định dạng dữ liệu (Format Cell) và Conditional Formatting:
Sau khi học xong chương 7 thì các bạn sẽ nắm được toàn bộ các thiết lập về định dạng dữ liệu. Các thiết lập, cài đặt này cũng tương đương với các định dạng dữ liệu Format Cell trong Excel, tuy nhiên ở đây mình sẽ sử dụng Script Python để cài đặt. Có rất nhiều kiểu định dạng dữ liệu được hướng dẫn, giải thích rất chi tiết trong bài học như: Các thiết lập về màu sắc cho Text, màu nền, kẻ đường viền, cách gộp ô không mất dữ liệu… Rồi là các kiểu định dạng cho số Format number, ví dụ: Số thập phân, số kiểu kế toán và số kèm Text. Các bạn cũng biết cách chuyển chuỗi Text sang định dạng ngày tháng năm sử dụng phương thức Strptime trong thư viện datetime.
Thêm nữa các bạn cũng sẽ biết cách sử dụng vòng lặp For in lồng nhau kết hợp với hàm điều kiện if else để định dạng dữ liệu có điều kiện Conditional Formatting.
Chương 8: Truy xuất dữ liệu, Copy và xoá dữ liệu:
Trong chương 8 này, các bạn sẽ học những kiến thức rất thiết thực. Ví dụ như: Cách lấy dữ liệu từ bảng Excel, cách gán giá trị cho Cell, cho dải Cell, cách tìm kích thước vùng dữ liệu, cách tìm dòng hoặc cột đầu tiên và cuối cùng trong bảng Table data có chứa dữ liệu. Các bạn có thể sử dụng được hết các hàm và công thức trong Excel bằng phương thức Formula.
Tiếp theo, các bạn sẽ biết cách copy dữ liệu, cách xoá hàng và cột có điều kiện cho trước, cách chèn thêm hàng, cột mới, cách ẩn hiện hàng hay cột…
Chương 9: Tạo biểu đồ và chèn ảnh vào Excel:
Trong chương này các bạn sẽ biết cách tạo rất nhiều loại biểu đồ khác nhau với thuộc tính Chart Type. Và chúng ta thường hay sử dụng các loại biểu đồ quen thuộc như: Line_markers, 3d_pie, stock_hlc, xy_scatter_lines… Và để trực quan hoá dữ liệu được chuyên nghiệp hơn thì các bạn nên dùng các thư viện như Matplotlib, Seaborn. Còn các bạn muốn chèn ảnh vào trong Excel thì các bạn dùng hàm pictures tiếp đến là hàm add, và trong hàm add thì các bạn phải chuyền vào hàm các tham số như: Tham số về đường dẫn tới image, tên image, vị trí image…
Chương 10: Xử lý chuỗi Text cho Excel:
Xử lý chuỗi Text là phần mà chúng ta rất hay phải làm trong thực tế công việc. Sau khi học xong chương 10, các bạn sẽ thành thạo xử lý chuỗi Text sử dụng các phương thức như Upper, Lower, Title, Capitalize… Các bạn biết cách sử dụng các hàm như: Hàm tìm kiếm find để tìm vị trí của Text trong chuỗi Tex, hàm join để gộp chuỗi, hay hàm split để chia tách chuỗi. Mình cũng giới thiệu đến các bạn 1 hàm rất hữu ích đó là hàm map.
Đặc biệt trong chương này, các bạn sẽ được học về lập trình hướng đối tượng thông qua ứng dụng rất hay, đó là ứng dụng đọc số tiền Việt Nam Đồng và USD bằng chữ. Các bạn sẽ hiểu thế là class, và các bạn biết cách xây dựng class, xây dựng các hàm trong class. Nội dung bài học khá dài, tuy nhiên kiến thức cũng dễ hiểu.
Chương 11: Ứng dụng Regular Expression trong xử lý chuỗi:
Trong chương 11, các bạn sẽ được học về thư viện Regular Expression (Viết tắt là Regex) trong Python. Thư viện này rất mạnh mẽ trong việc xử lý chuỗi, xử lý ký tự. Trong 1 văn bản bất kỳ, nếu các bạn tìm được quy luật trong đó thì Regex sẽ giúp bạn triết xuất các thông tin, dữ liệu mà bạn cần. Trong bài học này mình lấy ví dụ về việc triết xuất dữ liệu là tên khách hàng, các số điện thoại của khách hàng và địa chỉ email của khách hàng.
Chương 12: Tạo Menu gọi lệnh (Ribbon) trên thanh công cụ Excel:
Nếu bạn là người cá tính và thích thiết kế thanh công cụ theo phong cách riêng thì phần thiết kế Ribbon là dành cho bạn. Thực tế thì công việc của mỗi người, mỗi ngành nghề là khác nhau, chính vì vậy việc thiết kế những tiện ích riêng, tiện ích đặc thù là rất cần thiết. Những Ribbon này sẽ giúp bạn làm việc được tiện lợi hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Trong bài học hướng dẫn rất chi tiết từ việc cài đặt Addin để tạo Ribbon, rồi hướng dẫn các bạn sử dụng phần mềm Office Ribbon x editor để thiết kế Ribbon. Trong đó các bạn có thể tuỳ chỉnh các icon, cách tạo group mới, tab mới… Các bạn cũng sẽ biết cách kết nối Button với Macro của VBA và Function của Script Python. Thêm nữa, các bạn sẽ biết cách import các hàm số riêng UDFs vào trong Office Excel.
Chương 13: Tạo hàm riêng UDFs (Windown Only):
Sau khi học xong chương này, các bạn sẽ xây dựng được các hàm số riêng UDFs cực kỳ mạnh mẽ. Ví dụ như hàm tìm kiếm và tổng hợp dữ liệu, hàm tổng hợp dữ liệu từ nhiều file CSV thành 1 bảng dữ liệu duy nhất, rồi hàm chia tách dữ liệu theo từng sản phẩm riêng biệt.
Để xây dựng được các hàm số đó thì các bạn sử dụng 2 thư viện của Python đó là thư viện Pandas chuyên về xử lý, phân tích dữ liệu, và thư viện numpy chuyên làm việc với dữ liệu dạng number.
Với việc áp dụng kiến thức mà các bạn học được ở chương này thì các bạn hoàn toàn có thể xây dựng được những hàm số riêng để phục vụ cho công việc của các bạn.
Chương 14: Đóng gói Scripts Python thành File thực thi (File có đuôi là .exe):
Sau khi các bạn viết xong Script Python thì đây là công đoạn rất cần thiết để các bạn có thể đóng gói sản phẩm của mình để có thể sử dụng được ở trên nhiều máy tính khác nhau mà ở những máy tính đó không cần cài đặt Python. Các bạn có thể đóng gói thành 1 Folder hoặc đóng gói thành 1 File thực thi duy nhất.
Các bạn sẽ phải lưu ý khi xây dựng các ứng dụng mà có chứa File image, icon. Phần nội dung bài học về thiết kế giao diện phần mềm ứng dụng sẽ liên quan nhiều đến thư viện tkinter và kiến thức về lập trình hướng đối tượng. Và mình xin hẹn gặp lại các bạn ở những bài học đó nhé!